Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Diễn biến biển Đông mới nhất hôm nay ngày 15/7

Một ngày sau khi Tòa Trọng tài thường trực ra phán quyết xử Trung Quốc thua trong vụ kiện của Philippines về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, Trung Quốc công bố sách trắng về chính sách trên biển Đông. Trong đó Trung Quốc mô tả mọi thực thể trong biển Đông là “lãnh thổ vốn có” của mình, cáo buộc Philippines xâm chiếm bất hợp pháp.
Báo Wall Street Journal (Mỹ) nhận định lời lẽ này về tinh hinh bien dong cho thấy Trung Quốc đang có bước thay đổi lớn trong chiến lược thôn tính biển Đông. Thay vì khăng khăng tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên toàn bộ các đảo và các vùng biển lân cận ở biển Đông như trước nay, giờ Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền các đảo, đá, bãi ở biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough vốn thuộc quyền kiểm soát của Philippines trước khi bị Trung Quốc chiếm năm 2012.
Tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough vốn thuộc quyền kiểm soát của Philippines trước khi bị Trung Quốc chiếm năm 2012. (Ảnh: AP)
Trong sách trắng, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam cũng như hai cụm đảo, đá, bãi cạn nữa ở biển Đông.
Trung Quốc trắng trợn gom luôn các bãi cạn và bãi đá không có người ở - và dĩ nhiên không có các quyền hàng hải theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) gồm lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh đảo đó - gọi là các đảo của Trung Quốc trên biển Đông.
Sách trắng không đề cập đến “đường chín đoạn” tuy nhiên có nói tất cả đảo trên biển Đông thuộc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có đầy đủ các quyền hàng hải theo UNCLOS.
Wall Street Journal nhận định có thể chiến lược này sẽ được Trung Quốc sử dụng trong các cuộc thương lượng với Philippines cũng như các nước tranh chấp khác. 
>> Đọc thêm tin cong nghe

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Quan ngại sâu sắc về những hành động của TQ trước thềm phán quyết

Trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông vào hôm 12/7, Quốc hội Mỹ đã tổ chức một cuộc điều trần về tinh hinh bien dong.
Ông Abraham Denmark, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á xác nhận Trung Quốc đã triển khai bất hợp pháp tên lửa chống hạm đến các khu vực chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.

Cach My phan ung Trung Quoc ban ten lua tren Bien Dong
Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ở Biển Đông hôm 8/7.
Biết nhưng để im xem sao, lên tiếng khi sự đã rồi?

Theo ông Denmark, Trung Quốc đã triển khai hệ thống radar, tên lửa hành trình chống hạm, tên lửa đất đối không và triển khai luân phiên máy bay chiến đấu tới các thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông.

Tuy ông Denmark không nói rõ Trung Quốc đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm ở khu vực nào, nhưng ông chỉ trích Bắc Kinh “đơn phương làm thay đổi cục diện chiến lược của Biển Đông”.
->> Đọc tin cong nghe
“Một khi hoàn thành và được trang bị, những cơ sở này sẽ cải thiện đáng kể khả năng của Trung Quốc trong việc thực thi các yêu sách chủ quyền lãnh thổ và hàng hải, cũng như khả năng điều động lực lượng tới khu vực cách xa bờ biển Trung Quốc”, ông Denmark nhấn mạnh

Quan chức này cho biết thêm, nhằm thể hiện quyết tâm của Mỹ trong việc “di chuyển và hoạt động ở bất cứ khu vực nào luật pháp quốc tế cho phép”, tàu sân bay Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đóng tại căn cứ Yokosuka gần Tokyo (Nhật Bản), sẽ thực hiện hoạt động tuần tra thường lệ ở Biển Đông trong mùa hè này.

Ông Denmark nhận định, phán quyết sắp tới của PCA sẽ giúp kiểm định xem liệu tương lai khu vực châu Á–Thái Bình Dương sẽ được quản lý bằng luật pháp quốc tế hay bằng sức mạnh quân sự.

Cũng tại buổi điều trần, bà Colin Willett, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề đa phương khẳng định, “các tiền đồn bị quân sự hóa sẽ không ngăn được chúng ta quá cảnh và hoạt động trong vùng Biển Đông. Trái lại, điều này càng đòi hỏi Mỹ duy trì hiện diện ở khu vực”.

Theo bà Willett, phán quyết sẽ không giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, nhưng sẽ thu hẹp phạm vi khu vực tranh chấp. Bà nói, Mỹ sẽ đảm bảo cam kết bảo vệ các đồng minh trước những mối đe dọa.

Thêm nữa, quanh vụ Trung Quốc đưa giàn tên lửa HQ-9 ra Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) từ hồi tháng 2 vừa qua, Mỹ cũng đã có các phản ứng khi sự đã rồi.

Các quan chức Mỹ xác nhận hai khẩu đội HQ-9 chỉ mới xuất hiện trên đảo Phú Lâm "rất gần đây", và với hệ thống radar bám bắt mục tiêu tiên tiến, cùng tầm bắn tới 200 km, hệ thống phòng không này là vũ khí phòng thủ hiện đại nhất mà Trung Quốc đưa tới Hoàng Sa cho tới nay.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Mỹ "có nhiều bằng chứng mỗi ngày để chứng minh sự tăng cường quân sự hóa dưới các hình thức khác nhau" mà Trung Quốc đang thực hiện trên Biển Đông và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vấn đề này. Ông cũng cam kết sẽ tiến hành "đối thoại" nhiều hơn với Trung Quốc để bàn về các động thái đó.

Song điều này đã được bình luận viên của Washington Post, Glaser nhấn mạnh: "Điều quan trọng là phải phát đi những tín hiệu đúng. Việc Mỹ khoanh tay không chịu hành động trên thực địa chính là tín hiệu sai trước những tiền đồn ngày càng được mở rộng của Trung Quốc trên Biển Đông".

Trước đó, Mỹ cử 2 cụm tàu sân bay chiến đấu hiện diện trên biển Phlippines  mô tả đây là động thái vừa phô diễn sức mạnh quân sự vừa cho thấy quyết tâm của Washington trong việc hỗ trợ đồng minh đảm bảo an ninh khu vực.

Đô đốc John Richardson, tư lệnh hải quân Mỹ, tuyên bố rằng việc triển khai song song hai cụm tàu sân bay như vậy còn đóng vai trò như "một thông điệp răn đe" gửi tới Trung Quốc, nước đang có những hành động ngang ngược trên Biển Đông.

Song, sau tuyên bố này, truyền thông Trung Quốc còn đăng tải các đoạn hội thoại giữa tàu tuần tra của Trung Quốc và 2 chiến hạm Mỹ nói chuyện, chào hỏi thân mật, thậm chí còn hẹn gặp lại nhau trên biển.

Cựu giám đốc tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ,  Jim Fanell cho rằng truyền thông Trung Quốc đã thể hiện cho Washington thấy nước này đang yếu thế hơn.

Ngoài ra các động thái răn đe Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ cũng gửi lời mời Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc tập trận RIMPAC tại Hawaii.

"Thật mỉa mai khi Hải quân Mỹ vừa triển khai hai cụm tàu sân bay tới Biển Đông để truyền thông điệp 'răn đe' Bắc Kinh, vừa điều hai tàu khu trục đến giao lưu với 5 chiến hạm Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương", cựu Giám đốc tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương bình luận.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

5 thẩm phán được chọn cho vụ kiện Biển Đông

Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn một thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn ba người.


Philippines chọn ông Rudiger Wolfrum làm thành viên trong ban thẩm phán, còn Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện về tinh hinh bien dong, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc.


Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ). Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông.


Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002.
->> Xem bien hoa hoan hao tap 11

Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan. Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. 


Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes.


Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008.

->> am muu va tinh yeu tap 414